Đẳng sâm là gì? Tác dụng của đẳng sâm trong Đông Y?

Sâm là một loại cây thuốc quý có giá trị cao trong việc chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cho con người. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại sâm khác nhau khiến người ta dễ nhầm lẫn. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu một loại sâm phổ biến là đẳng sâm và xem tác dụng của đẳng sâm là gì trong Đông Y?

Đẳng sâm là gì?

Đẳng sâm là một loài sâm rừng, có tên khoa học là Codonopsis pilosula (Franch) Nannf thuộc họ hoa chuông, nghĩa là khi hoa nở có hình giống cái chuông.

tác dụng của đẳng sâm

Đẳng sâm hay còn gọi là đảng sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc ở các tìnhr thành như Tứ Xuyên, Cam Túc, Vân Nam, Cát Lâm, Sơn Tây, Thiểm Tây, Hắc Long Giang, Quý Châu, Ninh Hạ, Hồ Bắc, Hà Nam, Liêu Ninh, Thanh Hải. Đến khoảng năm 1961 – 1985 thì đẳng sâm được tìm thấy bởi việc Dược liệu ở 14 tỉnh miền núi nước ta bao gồm Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Gia Lai, Kon Tum, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng.

Hình ảnh cây đẳng sâm

Mô tả

Cây đẳng sâm: là một cây thuốc quý và có tác dụng chữa bệnh tốt. Đẳng sâm thuộc dạng cây cỏ, tuổi thọ cao, sống bám và leo vào thân cây khác hoặc bò trên mặt đất bằng thân mềm.

Thân cây: đẳng sâm có phần thân nhỏ, mềm để có thể dễ dàng leo và quấn vào các vật khác làm trụ. Màu sắc hơi tím nhạt và xanh, càng lên trên ngọn thân càng bé dần. Một cây đẳng sâm sẽ có rất nhiều nhánh nhỏ mọc tủa ra xung quanh.

đẳng sâm có tác dụng gì

Củ đẳng sâm: hay còn gọi là rễ đẳng sâm phình to, có đường kính lên tới 1.5 – 2 cm, phân thành các nhánh nhỏ bao quanh phần rễ chính (củ đẳng sâm). Củ và rễ đẳng sâm có màu trắng hơi pha vàng nhạt, càng khô màu vàng càng đậm. Đây được coi là phần giá trị nhất của một cây đẳng sâm.

Hoa đẳng sâm: có màu xanh nhạt, mọc theo bông riêng lẻ ở các kẽ lá nối với thân cây. Hình dáng hơi giống cái chuông nên được phân vào họ hoa chuông. Mỗi bông có 5 cánh, dài 3 – 8 cm, rộng 2 – 4 cm, màu tím nhạt ở phần cuống hoa, nhạt dần về các cánh hoa, khi nở bung sẽ dần chuyển sang màu vàng nhạt.

>> Có thể bạn quan tâm: List 30 các loại lan rừng quý hiếm và đẹp nhất ở Việt Nam

Quả đẳng sâm: có hình dáng hơi giống quả trám, gồm 5 phần ghép vào nhau, quả nhỏ, màu xanh, mềm và vỏ mỏng.

đẳng sâm ngâm rượu

Lá cây đẳng sâm: giống như các loài thực vật khác, đẳng sâm cũng có rất nhiều lá, phiến lá to, dẹt, hình trái tim. Trên mặt lá có nhiều gân và một lớp lông tơ mỏng. Lá đẳng sâm có màu xanh nhạt so với các loài thực vật khác.

Phân biêt các loại đẳng sâm

Đẳng sâm là một loại sâm lớn gồm nhiều loài nhỏ khác nhau. Trên thế giới người ta ước tính có 44 loài đẳng sâm, nằm rải rác từ Hymalaya đến Nhật Bản. Trong đó châu Á chiếm khoảng 11 loài: Trung Quốc 6 – 7 loài, Đông Dương 3 loài (Việt Nam có 2 loài).

Một số loại sâm đã được giám định:

Đảng sâm leo: hay còn gọi là rầy cấy, mần cấy, là cây thảo sống lâu năm, mọc bò trên mặt đất hoặc leo lên các thân cây khác. Rễ cây hình trụ, phình to ở rễ chính, có thể lên tới 1 – 1.7 cm. Cây ra hoa vào khoảng tháng 7, tháng 8 và kết quả vào 2 tháng sau. Khả năng sinh sống của đẳng sâm leo khá tốt, thường mọc tự nhiên ở các vùng núi ẩm thấp nước ta như Lạng Sơn, Cao Bằng, khu Tây Bắc.

hình ảnh cây đẳng sâm

Thổ đảng sâm: tên gọi khác là cang hô, thuộc cây cỏ lâu năm. Phần rễ có hình trụ, đôi khi có hình người do các nhánh mọc tua ra. Quả loại đẳng sâm này có màu hơi tím, nhiều hạt trái xoan vàng bóng bên trong. Chủ yếu thổ đảng sâm mọc ở các vùng núi hoang, khi hậu ẩm, nhiều mùn, đặc biệt phân bố nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu.

Bạn có biết đẳng sâm là một trong các loại sâm đất Việt Nam được nhiều người sử dụng nhờ giá thành rẻ và công dụng không kém nhân sâm.

Xuyên đẳng sâm: có chút khác so với các loài đẳng sâm nói chung là lá không có lông tơ trên bề mặt mà tập trung ở rìa lá. Phân bố chủ yếu tại Tứ Xuyên (Trung Quốc).

Đảng sâm hoa xanh: trên thân chứa nhiều lông gai hơi cứng ngắn, khi già thì tự rụng. Lá dài 2-3 cm, có lông ngắn ở hai mặt, không có răng cưa. Mọc chủ yếu ở khu tự trị A-pa Tứ Xuyên Trung Quốc.

Đảng sâm hoa ống: là cây thảo thân bò, thân và lá đều có lông khá dài, hẹp, hình bầu dục, cánh hoa sâu, dài 3cm, phân bố chủ yếu ở Tây Sương Tứ Xuyên.

đẳng sâm ngâm rượu

Đảng sâm mõm chó: thuộc cây thảo sống lâu năm, thường sinh sống ở khu tự trị A-pa của dân tộc Tạng và Tây Sương Tứ Xuyên.

Ngoài ra còn có nhiều loại sâm khác chưa được kiểm định và đính chính thông tin. Tuy nhiên về cơ bản thì trên đây là những loài sâm phổ biến và có giá trị Đông Y cao. Vậy tác dụng của đẳng sâm là gì? Cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Đẳng sâm có tác dụng gì?

Là một cây thuốc quý không kém nhân sâm mà giá thành chỉ bằng một phần nhỏ nên đẳng sâm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông Y. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thành phần một thang thuốc Bắc ở các bệnh phổ biến về đường hô hấp hay đường tiêu hóa, đẳng sâm có tác dụng khá lớn trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý này.

Tăng cường sức khỏe

Đây là tác dụng của đẳng sâm mà nhiều người mong muốn khi sử dụng, giúp cho tinh thần thoải mái, sức khỏe tốt hơn nhờ đó hoàn thành tốt các công việc hàng ngày. Thực tế các nghiên cứu cho thấy đảng sâm có tác dụng chống mệt mỏi, tăng khả năng thích nghi ở các môi trường khác nhau.

Cụ thể hơn, người ta lý giải rằng khi sử dụng đẳng sâm tiết ra dịch chiết xuất thô làm tăng sự hưng phấn, giúp điều chỉnh trạng thái của bộ não. Đối với thí nghiệm trên súc vật, cụ thể là chuột nhắt cho thấy đảng sâm giúp bộ não con chuột thích nghỉ trong tình trạng thiếu khí do suy tuần hoàn.

hình ảnh cây đẳng sâm

Tác dụng với hệ tiêu hóa

Đối với hệ tiêu hóa, đảng sâm có tác dụng làm trong việc chữa trị các bệnh về dạ dày như loét , viêm. Người ta thực nghiệm trên chuột Hà Lan thấy rằng đảng sâm có chất dịch làm tăng trương lực của hồi tràng chuột. Khi tăng nồng độ thuốc thì trương lực cũng tăng theo. Nhìn chung, đảng sâm có tác dụng rõ rệt nhất đối với 4 mô hình bệnh: loét do kích thích, loét do axit acetic, viêm, loét do thắt môn vị.

Đẳng sâm có tác dụng với hệ tim mạch

Ngoài tác dụng về hệ tiêu hóa thì hệ tim mạch cũng được ảnh hưởng tốt khi sử dụng đẳng sâm. Đối với những người cao huyết áp, dịch chiết từ đẳng sâm giúp ổn định lại tim mạch, giảm mức độ co bóp tim, tăng lượng máu lưu thông lên não, chân và nội tạng, từ đó giúp huyết áp dần ổn định nhiều hơn sau một thời gian dài sử dụng.

Bên cạnh đó, tác dụng đối với người huyết áp thấp là không nhỏ. Đẳng sâm sau một thời gian sử dụng sẽ giúp lượng máu lưu thông đều hơn đến các bộ phận quan trọng như não, tim, tay chân và nội tạng và làm nâng áp của người sử dụng. Bởi vậy những người bị bệnh về huyết áp, đặc biệt là người già nên pha đẳng sâm uống hàng ngày và kiên trì thì sẽ có sức khỏe bền và dẻo dai hơn.

công dụng của đẳng sâm

Tác dụng của đẳng sâm với máu

Đẳng sâm có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa máu và hệ thống tạo máu. Theo Trung Dược Học, nước sắc đẳng sâm giúp tăng lượng hồng cầu, giảm bạch cầu. Đối với những người có bệnh máu khó đông thì nên kiên trì sử dụng đẳng sâm sẽ hỗ trợ điều trị rất lớn đối với bệnh.

Việt Nam còn có nhiều loại sâm rừng quý hiếm, trong đó có sâm Ngọc Linh đắt đỏ không kém sâm Linh Chi Hàn Quốc. Bạn có thể tìm hiểu về các loại sâm rừng trong bài viết của chúng mình.

Đối với hệ hô hấp

Ngoài ra, củ đẳng sâm còn có tác dụng tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể thích nghỉ với nhiều môi trường khác nhau, cơ thể ít bị ốm vặt hơn. Các bệnh về đường hô hấp như ho, lao, viêm phế quản,… thường sử dụng các bài thuốc bắc trong đó đẳng sâm làm nguyên liệu chính.

Bên cạnh đó, những người bị bệnh về thận và tử cung cũng nên sử dụng đẳng sâm hàng ngày. Công dụng của đẳng sâm khá rõ rệt khi điều trị chứng tử cung xuất huyết, suy thân, tiểu buốt,… Đẳng sâm không có tác dụng nhanh như thuốc tây nhưng sẽ có tác dụng trong thời gian dài, kể cả khi bạn nhưng sử dụng.

Đẳng sâm ngâm rượu: loại rượu thuốc được cánh đàn ông ưa chuộng

Một trong những tác dụng của đẳng sâm mà được nhiều gia đình ưa chuộng chính là ngâm rượu. Khác với khi sắc thuốc, đẳng sâm dùng để ngâm rượu là đẳng sâm tươi, mới thu hoạch để rượu có mùi vị và màu sắc đẹp mắt. Khi ngâm rượu đẳng sâm người ta chia thành hai loại.

công dụng của đẳng sâm

Rượu ngâm để trang trí: đối với hình thức này người ta thường chọn những củ đẳng sâm có kích thước đều nhau, to, tròn và bóng bẩy. Đẳng sâm sẽ được làm sạch rồi tráng qua với loại rượu dùng để ngâm, sau đó xếp đều vào bình ngâm (thường là bình thủy tinh) và đổ ngập rượu, không được để sâm chạm không khí nếu không sẽ bị thâm, gây mất thẩm mỹ.

Rượu dùng để uống: khác với rượu trang trí, khi làm rượu để uống người ta xắt nhỏ đẳng sâm thành các miếng to ngang ngón tay để sâm nhanh chóng tiết ra dịch. Đẳng sâm ngâm rượu khi đạt trên ngày là thời điểm thích hợp đem ra sử dụng. Nếu ngâm lâu hơn 1 năm bạn nên pha với rượu trắng để giảm mùi và nồng độ của rượu.

Những lưu ý khi sử dụng đẳng sâm

Khi sử dụng đẳng sâm cần kiêng kị những điều sau:

  • Cót hực tà: cấm dùng
  • Khí trệ, hỏa vượng, phẫn nộ: không dùng
  • Phản Lê Lô

tác dụng của đẳng sâm

Ngoài ra, khi sử dụng đẳng sâm cần có liều lượng nhất đụnh, tốt nhất là nên hỏi những người có chuyên môn, không nên nóng lòng mà sử dụng tràn lan không có liều lượng, dẫn đến ngày thì sử dụng quá ít không đủ liều, ngày thì sử dụng quá nhiều gây mệt mỏi, buồn nôn, thay đổi nhịp tim và làm cơ thể khó chịu.

Mong rằng bài viết này giúp bạn hiểu rõ được đẳng sâm là gì và đẳng sâm có tác dụng gì trong Đông Y. Có nhiều cách sử dụng đẳng sâm mà không nhất thiết phải uống thuốc bắc như ngâm rượu, đun nước uống,… Trước khi sử dụng bạn nên tìm hiểu kỹ về loại sâm mình tìm mua được để có tác dụng tốt nhất. Chúc bạn có một sức khỏe tốt và dẻo dai khi sử dụng đẳng sâm